Đề cương môn Luật dân sự phần I (theo tín chỉ)

ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ

 

 

 

 

LUẬT DÂN SỰ (Phần 1)

Những quy định chung, tài sản, thừa kế

 

 



Khóa đào tạo: Cử nhân Luật

Môn họcLuật Dân sự

Mã môn học: Những quy định chung, tài sản, thừa kế (Dân sự 1)

Số tín chỉ: 03

Năm thứ: 1, 2                        Học kỳ: 2, 3, 4, 5

Môn học:       Bắt buộc



1. THÔNG TIN CHUNG VỀ GIẢNG VIÊN

1.1.          Đỗ Thành Công

E-mail: dtcong@hcmulaw.edu.vn

1.2.          Hoàng Thế Cường

E-mail: htcuong@hcmulaw.edu.vn

1.3.          Chế Mỹ Phương Đài

E-mail: cmpdai@hcmulaw.edu.vn

1.4.          Đỗ Văn Đại

E-mail: dvdai@hcmulaw.edu.vn

1.5.          Lê Minh Hùng

E-mail: lmhung@hcmulaw.edu.vn

1.6.          Lương Văn Lắm

E-mail: lvlam@hcmulaw.edu.vn

1.7.          Dương Tuấn Lộc

E-mail: dtloc@hcmulaw.edu.vn

1.8.          Lê Nết

E-mail: netle2000@yahoo.com

1.9.          Lê Hà Huy Phát

E-mail: lhhphat@hcmulaw.edu.vn

1.10.      Nguyễn Ngọc Hồng Phượng

E-mail: nnhphuong@hcmulaw.edu.vn

1.11.      Nguyễn Xuân Quang

E-mail: nxquang@hcmulaw.edu.vn

1.12.      Nguyễn Nhật Thanh

E-mail: nnthanh@hcmulaw.edu.vn

1.13.      Nguyễn Thanh Thư

E-mail: ntthu@hcmulaw.edu.vn

1.14.      Nguyễn Trương Tín

E-mail: nttin@hcmulaw.edu.vn

1.15.      Lê Thị Hồng Vân

E-mail: lthvan.dansu@hcmulaw.edu.vn

 

Văn phòng Bộ môn luật Dân sự

Khoa luật Dân sự - ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh

Phòng B 301, Số 2 Nguyễn Tất Thành, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh

Giờ làm việc: 8h – 17h hàng ngày (trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ)

 

2. CÁC MÔN HỌC TIÊN QUYẾT

_        Lý luận về Nhà nước

_        Lý luận về Pháp luật

3. CÁC MÔN HỌC KẾ TIẾP

_        Luật hành chính

_        Luật thương mại

_        Luật hình sự

_        Luật đất đai

_        Luật lao động

_        Luật tố tụng dân sự

_        Luật môi trường

_        Luật ngân hàng

_        Luật quốc tế

_        Luật thương mại quốc tế

4. MỤC TIÊU CHUNG CỦA MÔN HỌC

Sau khi kết thúc môn học (phần 1), sinh viên sẽ:

a. Về kiến thức

Nhớ, hiểu và vận dụng được những kiến thức cơ bản về khái niệm chung luật dân sự Việt Nam, quan hệ pháp luật dân sự; về chủ thể của pháp luật dân sự; về giao dịch dân sự; về đại diện; về thời hạn, thời hiệu; về vấn đề tài sản, quyền sở hữu, hình thức sở hữu, bảo vệ quyền sở hữu; và về vấn đề chung của thừa kế, thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

 

b. Về kỹ năng

_        Có khả năng đọc, hiểu và biết cách khai thác, phân tích, đánh giá những văn bản trong lĩnh vực dân sự về chủ thể, giao dịch dân sự, vấn đề đại diện, thời hiệu, vấn đề xác lập quyền sở hữu, bảo vệ quyền sở hữu, vấn đề thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, phân chia di sản thừa kế,...

_        Có kỹ năng phân tích, đánh giá các vấn đề lý luận pháp lý đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với thực tiễn cuộc sống.

_        Có kỹ năng áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết các tình huống.

_        Có khả năng nắm được những điểm bất cập, mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật dân sự; đưa ra chính kiến, nhận xét cá nhân và hướng hoàn thiện.

 

c. Về thái độ

_        Có ý thức nghiên cứu nghiêm túc, khách quan trong việc đánh giá những vấn đề lý luận và thực tiễn của luật dân sự.

_        Nhận thức được vai trò quan trọng của luật dân sự đối với đời sống. Có ý thức vận dụng các kiến thức pháp luật đã học vào thực tiễn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân, gia đình và xã hội.

_        Hiểu và tôn trọng pháp luật, tôn trọng sự tự do ý chí và sự bình đẳng giữa các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự.

 

d. Các mục tiêu khác:

_        Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm.

_        Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, tự nghiên cứu.

_        Rèn luyện kỹ năng bình luận, thuyết trình trước tập thể.

_        Rèn kỹ năng nói và kỹ thuật đàm phán để giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật dân sự.

_        Phát huy khả năng tích cực, chủ động trong học tập, nghiên cứu.

 

5. TÓM TẮT NỘI DUNG

Luật dân sự có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là nền tảng cho nhiều chuyên ngành khác và luôn thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, người làm công tác trong thực tiễn và đối tượng khác có quan tâm.

Xuất phát từ tầm quan trọng của luật dân sự đối với đời sống, môn học luật dân sự đã trở thành môn học bắt buộc được thiết kế giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành luật năm thứ 1, 2, 3 ở tất cả các hệ đào tạo (chính quy, tại chức, chuyên tu, đào tạo từ xa, các khóa học chuyên đề...), sau khi sinh viên đã hoàn thành xong môn học tiên quyết : Lý luận về Nhà nước và Lý luận về pháp luật.

Với môn học này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức lý luận chung về luật dân sự như: đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, nguồn, nhiệm vụ, các nguyên tắc cơ bản của luật dân sự, vấn đề đại diện, thời hạn, thời hiệu, giao dịch dân sự, tài sản, thừa kế, hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng..... trong các lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật dân sự.

Môn học luật dân sự gồm 6 tín chỉ, được chia thành 2 phần: Phần 1 (3 tín chỉ) và Phần 2 (3 tín chỉ).

 

6. NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC (phần 1)

Phần 1 gồm 13 vấn đề sau:

Khái luận Luật dân sự Việt Nam (02 ca TG)

Quan hệ pháp luật dân sự (01 ca TG)

Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự (03 ca TG, 01 ca TL)

Giao dịch dân sự (02 ca TG, 01 ca TL)

Thời hạn và thời hiệu (01 ca TG)

Quyền sở hữu tài sản (01 ca TG)

Căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu tài sản (01 ca TG, 01 ca TL)

Các hình thức sở hữu tài sản (01 ca TG)

Các phương thức dân sự bảo vệ quyền sở hữu tài sản (01 ca TG, 01 ca TL)

Các quy định chung về thừa kế (02 ca TG, 01 ca TL)

Thừa kế theo di chúc (01 ca TG, 01 ca TL)

Thừa kế theo pháp luật (01 ca TG, 01 ca TL)

Thanh toán và phân chia di sản thừa kế (01 ca TG)

 

Lưu ý: TG là Thuyết giảng và TL là Thảo luận

7. HỌC LIỆU (xem Mục tài liệu học tập)

8. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI MÔN HỌC.

-                     Theo Quy chế đào tạo hiện hành.

-                     Cho phép vắng không quá 20% tổng số giờ lên lớp.

-                     Các câu hỏi kiểm tra đánh giá, bài tập được công khai cho sinh viên biết.

-                     Kết quả đánh giá môn học là thông tin được công khai cho sinh viên biết.

9. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

9.1. Đánh giá thường xuyên:

-                     Kiểm diện

-                     Minh chứng tham gia thảo luận, làm việc nhóm, bài tập

9.2. Đánh giá định kỳ

Hình thức

Tỉ lệ

Bài tập cá nhân/tuần

10%

Bài tập nhóm/tháng

10%

Bài tập lớn học kỳ

10%

Thi cuối kỳ

70%

 

 

Bài tập cá nhân/tuần

-  Nội dung: Sinh viên lựa chọn theo danh mục các bài tập Giảng viên cung cấp hoặc có thể tự chọn đề tài nếu được giáo viên chấp nhận trước.

-  Tiêu chí đánh giá:

Xác định được vấn đề nghiên cứu, phân tích                                              3 đ

Phân tích logic, đi thẳng vào vấn đề, liên hệ thực tế                                   5 đ

Ngôn ngữ chính xác, rõ ràng.                                                                      1 đ

Trích dẫn, sử dụng tài liệu tham khảo chính xác, hợp lệ                             1 đ

Tổng: 10đ

Bài tập nhóm /tháng :

-           Hình thức : viết tiểu luận (5 - 10 trang)

-           Nội dung: Sinh viên lựa chọn theo danh mục các bài tập Giảng viên cung cấp hoặc có thể tự chọn đề tài nếu được giáo viên chấp nhận trước.

-           Tiêu chí đánh giá:

Xác định vấn đề rõ ràng, hợp lý, khả thi                                                      2đ

Phân tích logic, đi thẳng vào vấn đề, liên hệ thực tế                                   5đ

Tài liệu sử dụng phong phú, đa dạng, hấp dẫn                                           1đ

Ngôn ngữ chính xác, rõ ràng                                                                       1đ

Trích dẫn, sử dụng tài liệu tham khảo hợp lệ                                              2đ

Tổng:             10đ

Bài tập lớn học kỳ

-           Hình thức : Bài luận (7 - 10 trang)

-           Nội dung: Sinh viên lựa chọn theo danh mục các vấn đề do Giảng viên cung cấp hoặc có thể tự chọn đề tài nếu được giáo viên chấp nhận trước.

-           Tiêu chí đánh giá:

Xác định vấn đề rõ ràng, hợp lý                                                                    2đ

Phân tích logic, sâu sắc, có liên hệ thực tế                                                   4đ

Sử dụng tài liệu tham khảo phong phú                                                          1đ

Ngôn ngữ chính xác, rõ ràng                                                                         1đ

Trích dẫn đúng qui định                                                                                 1đ

Sáng tạo trong cách trình bày                                                                        1đ

Tổng:                                                                                                           10đ

Lưu ý: các tiêu chí và điểm đánh giá nêu trên có thể được thay thế theo yêu cầu của giảng viên phụ trách lớp.

---------------------&%&---------------------

 

--%>
Top