ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT LAO ĐỘNG
1. Tên học phần: Những vấn đề chung về luật lao động
2. Số đơn vị học trình: 2 (30 tiết)
3. Trình độ: Dành cho sinh viên năm thứ ba, năm thứ tư
4. Phân bổ thời gian lên lớp
- Giảng lí thuyết: 21 tiết (tự học có hướng dẫn 3 tiết)
- Thảo luận: 9 tiết
5. Điều kiện tiên quyết: Phải học sau các môn dân sự, kinh tế
6. Mục tiêu của học phần:
- Giúp sinh viên nắm được những vấn đề cơ bản của pháp luật lao động trong nền kinh tế thị trường;
- Các chế định cơ bản của Luật Lao động
7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần
- Quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường
- Đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của Luật Lao động
- Những nguyên tắc của ngành luật
-Hệ thống và nguồn của luât lao động
- Sơ lược về lịch sử Luật Lao động Việt Nam từ Cách mạng tháng 8 đến nay
- Quan hệ pháp luật lao động
- Giới thiệu khái quát về các chế định cơ bản của Luật Lao động
8. Tài liệu học tập
- Giáo trình Luật Lao động, Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội, 1999
- Giáo trình Luật Lao động, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2003
- Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006
- Các văn bản hướng dẫn thi hành BLLĐ
- Luật Dạy nghề 2006
- Luật BHXH 2006
- Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 2006
-Luật bình đằng giới 2006
- Các tài liệu khác
9. Phương pháp giảng dạy
- Giảng lí thuyết kết hợp với thảo luận; tự học có hướng dẫn.
10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên
10.1. Hình thức đánh giá bộ phận
- Dự lớp (chuyên cần): 80% số tiết
- Thái độ tham gia thảo luận: Nghiêm túc, chăm phát biểu và đưa các câu hỏi và trả lời các câu hỏi đạt loại khá và xuất sắc sẽ được thưởng điểm
- Kiểm tra thường xuyên: 20% số điểm
10.2. Hình thức thi kết thúc học phần
Thi viết hoặc vấn đáp
11. Nội dung chi tiết học phần (Xem Tập bài giảng)
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
1. Tên học phần: Tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động
2. Số đơn vị học trình: 2
3. Trình độ: Dành cho sinh viên năm thứ ba, năm thứ tư
4. Phân bố thời gian lên lớp
Giảng lý thuyết: 22 tiết (bao gồm việc sinh viên tự học có hướng dẫn 3 tiết), thảo luận: 8 tiết)
5. Điều kiện tiên quyết: Phải học sau các môn Luật Dân sự, Luật Kinh tế
6. Mục tiêu của học phần: Giúp sinh viên nắm bắt được những quy định cụ thể của pháp luật lao động Việt Nam
7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần
Nội dung học phần hai bao gồm những vấn đề sau:
- Hợp đồng lao động (giao kết hợp đồng; loại hợp đồng; thử việc; tạm đình chỉ công việc; thay đổi, tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng; trợ cấp thôi việc…)
- Tiền lương (hình thức trả lương; thang, bảng lương; nâng lương; tiền thưởng…)
- Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất (Nội quy lao động; cơ sở áp dụng; hình thức, thời hiệu, thủ tục xét kỷ luật; mức và cách thức bồi thường thiệt hại vật chất…)
- Bảo hiểm xã hội (các chế độ BHXH hiện hành: trợ cấp ốm đau; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; thai sản; hưu trí; tử tuất)
- Tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động (Thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, tập thể; đình công và giải quyết đình công)
8. Tài liệu học tập
- Giáo trình Luật Lao động. Khoa Luật ĐHQG Hà nội, 1999
- Giáo trình Luật Lao động, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2003
- Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2002
- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật lao động (Về phần giải quyết tranh chấp lao động) ngày 29/11/2006
- Các văn bản hướng dẫn thi hành và các tài liệu khác
9. Phương pháp giảng dạy
Giảng lý thuyết, thảo luận, tự học có hướng dẫn.
10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên
10.1. Hình thức đánh giá học phần
- Dự lớp
- Tham gia thảo luận, kiểm tra thường xuyên
10.2. Hình thức thi kết thúc học phần
Thi vấn đáp hoặc thi viết, kết hợp cả hai hình thức này
10.3. Điểm học phần bằng 80% điểm thi kết thúc học phần cộng 20% các điểm đánh giá bộ phận
11. Nội dung chi tiết học phần (Xem Tập bài giảng)