KHOA LUẬT DÂN SỰ TỔ CHỨC HỘI THẢO “GÓP Ý DỰ THẢO “NGHỊ QUYẾT HƯỚNG DẪN MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH””

KHOA LUẬT DÂN SỰ TỔ CHỨC HỘI THẢO

 “GÓP Ý DỰ THẢO “NGHỊ QUYẾT HƯỚNG DẪN MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH””

Yêu cầu, tranh chấp về hôn nhân và gia đình là những yêu cầu, tranh chấp được Toà án thụ lý, giải quyết phổ biến trong thực tiễn xét xử. Trong quá trình giải quyết, Toà án đã gặp không ít những khó khăn, vướng mắc. Điều này xuất phát từ nhiều lý do nhưng một trong số nguyên nhân là từ việc các quy định của pháp luật vẫn còn chưa rõ, có khả năng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau

Với mục tiêu tạo diễn đàn cho các chuyên gia, những người làm công tác nghiên cứu pháp luật và những người làm thực tiễn góp ý cho các quy định trong Dự thảo “Nghị quyết hướng dẫn một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình” do Toà án nhân dân tối cao ban hành được hoàn thiện và phù hợp hơn, vào ngày 13/12/2023, tại Hội trường A.1002, cơ sở Nguyễn Tất Thành đã diễn ra hội thảo cấp khoa với chủ đề: Góp ý “Dự thảo “Nghị quyết hướng dẫn một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình”.

Về phía trường Đại học Luật TP.HCM, tham dự hội thảo có TS. Nguyễn Xuân Quang – Trưởng khoa Luật Dân sự; Nguyễn Văn Tiến - Phó trưởng khoa Luật Dân sự; TS. Lê Vĩnh Châu - Phó trưởng khoa Luật Dân sự, cùng các giảng viên, học viên có quan tâm buổi hội thảo.

Hội thảo còn có sự tham dự của các đại biểu khách mời là các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu cũng như trong hoạt động thực tiễn liên quan đến tranh chấp hôn nhân và gia đình: PGS.TS. Vũ Thị Hồng Yến – Trưởng khoa Luật Đại học Sài Gòn; Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ - Chi hội trưởng Chi hội Luật sư - Hội bảo vệ trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh; Ông Nguyễn Đức Phước - Chánh án TAND quận Bình Tân; Ông Nguyễn Huy Hoàng - Phó Chánh TAND Quận Gò Vấp; Bà Võ Thị Hồng Mai - Phó Chánh Tòa Dân sự TAND tỉnh Tây Ninh; Bà Đỗ Thị Hương - Phó chánh Toà Dân sự, TAND huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh; Ông Nguyễn Xuân Thắng - Thẩm phán TAND Quận 8; Bà Đặng Thị Tám - Thẩm phán TAND quận Gò Vấp; Bà Lê Duy Bảo Chinh - Kiểm sát viên, VKSND quận Gò Vấp; Thạc sĩ, Luật sư, Trọng tài viên Nguyễn Đức Thắng Ý - Hãng Luật YLaw & Partners; Luật sư Huỳnh Minh Vũ - Văn phòng LS Huỳnh Minh Vũ; Thạc sĩ, Luật sư Hàm ZiCo -  Công ty Luật QHN; Nhà báo Châu Thị Yến - Báo Pháp luật TPHCM, TS. Phan Thị Thu Hà - Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, TAND Tối cao.

 

Hội thảo cấp khoa với chủ đề: Góp ý Dự thảo “Nghị quyết hướng dẫn một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình”

 

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Nguyễn Xuân Quang – Trưởng Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật TP.HCM cho biết quan hệ hôn nhân và gia đình là mối quan hệ hết sức đặc biệt, chịu nhiều sự tác động bởi yếu tố tình cảm, đạo đức. Nhiều vụ việc liên quan đến quyền lợi của bà mẹ, trẻ em nên Toà án cần hết sức thận trọng trong việc đưa ra phán quyết sao cho thấu tình, đạt lý. Nhìn tổng quan, các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình của Toà án một phần bắt nguồn từ quy định của pháp luật còn chưa rõ ràng, nhất quán, có khả năng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Điều này đặt ra yêu cầu phải có sự hướng dẫn từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và việc Toà án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết hướng dẫn trong giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình là hết sức cần thiết và kịp thời.

 

TS. Nguyễn Xuân Quang – Trưởng Khoa Luật Dân sự, Đại học Luật TP.HCM cho rằng TAND Tối cao ban hành Nghị quyết hướng dẫn một số quy định của pháp luật trong giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình là hết sức cần thiết và kịp thời.

Tiếp nối chương trình, các chuyên gia lần lượt trình bày tham luận về các vấn đề liên quan trực tiếp đến nội dung Dự thảo “Nghị quyết Hướng dẫn một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình”.

 

ThS. Lê Thị Mận với bài tham luận: Sự cần thiết của việc ban hành “Nghị quyết Hướng dẫn một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình” – Đề xuất mở rộng phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Nghị quyết

 

 

ThS. NCS. Nguyễn Đức Phước - Chánh án TAND quận Bình Tân với bài tham luận: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong pháp luật về hôn nhân và gia đình

 

  

Luật sư Huỳnh Minh Vũ - Văn phòng luật sư Huỳnh Minh Vũ trình bày tham luận: Cần có hướng dẫn về thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn theo “nơi làm việc” của bị đơn.

Tại phiên thảo luận, các chuyên gia, học giả cũng trình bày quan điểm ở cả góc độ nghiên cứu lẫn thực tiễn.

 

Bà Võ Thị Hồng Mai - Phó Chánh Tòa Dân sự TAND tỉnh Tây Ninh cho rằng thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn về nơi cư trú là nơi cư trú thực tế của bị đơn. Vì có một số trường hợp bị đơn không còn cư trú tại nơi thường trú nữa thì sẽ căn cứ vào nơi thường trú thường xuyên của bị đơn. Nếu bị đơn thường xuyên cư trú tại hai nơi thì lúc này sẽ cho bị đơn lựa chọn.

 

 

 

 

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ - Chi hội trưởng Chi hội Luật sư - Hội bảo vệ trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ về trường hợp lần đầu tiên thi hành án cấp dưỡng áp dụng chế tài cấm xuất cảnh

 

Luật sư Nguyễn Đức Thắng Ý cho biết án về hôn nhân và gia đình là án phổ biến, nhưng với tư cách là người hành nghề luật sư, tố tụng, Luật sư cũng chia sẻ một số khó khăn, trở ngại

 

PGS.TS. Vũ Thị Hồng Yến – Trưởng khoa Luật Đại học Sài Gòn có những phát biểu về trường hợp thuận tình ly hôn

 

Ông Nguyễn Huy Hoàng - Phó Chánh án TAND Quận Gò Vấp cho biết vụ việc về hôn nhân và gia đình chiếm 2/3 các vụ việc cần giải quyết hàng năm (tại tòa địa phương). Như năm 2023, Tòa án nhân dân quận Gò Vấp là 2300 vụ/năm, rất cần có một nghị quyết hướng dẫn

 

Bà Đỗ Thị Hương - Phó chánh Toà Dân sự, TAND huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh có những chia sẻ về vấn đề bồi thường thiệt hại trong quan hệ hôn nhân và gia đình

 

Luật sư Hàm Zico có một số đóng góp trong quy định hạn chế phân chia di sản của vợ chồng

 

 

  

Bà Lê Duy Bảo Chinh - Kiểm sát viên, VKSND quận Gò Vấp chia sẻ một trường hợp thực tế về bồi thường thiệt hại trong pháp luật hôn nhân và gia đình

 

Nhà báo Châu Thị Yến cho biết căn cứ xác định mâu thuẫn hôn nhân trầm trọng rất là khó.

 

 

 

Kết thúc Hội thảo, TS. Nguyễn Xuân Quang đánh giá cao những nội dung được trao đổi và thảo luận một cách khách quan, thẳng thắn trong khuôn khổ Hội thảo. Những nội dung được thảo luận và thống nhất tại Hội thảo là nguồn tư liệu có giá trị đóng góp vô cùng thiết thực cho Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao trong quá trình hoàn hiện dự thảo, góp phần xây dựng nên “Nghị quyết Hướng dẫn một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình” thiết thực và khả thi.